Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y Tế, quy định chi tiết về quản lý thực phẩm chức năng.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU

  • Bước 1: Doanh nghiệp lấy mẫu đi test và tiến hành thủ tục công bố sản phẩm

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Giấy lưu hành tự do & Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ nhập khẩu cấp được hợp thức hóa lãnh sự. Đây là giấy tờ cực kỳ quan trọng, không những là tài liệu cần phải bổ sung trên hồ sơ online mà còn rất nhiều trường hợp phải mang lên gặp chuyên viên để đối chiếu. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là nội dung trên CFS phải chuẩn và tên sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

+ Tài liệu chứng minh công dụng: các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

+ Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 của NSX (nếu có).

  • Bước 2: Đăng ký Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi hàng cập cảng.

Tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3, tại Tp. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội)…

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice)
  • Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm
  • Bước 3: Nộp kết quả kiểm tra VSATTP cho Hải quan và làm thủ tục thông quan.

Hồ sơ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu gồm:

  1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ( theo mẫu)
  2. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán (01 bản chụp )
  3. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (01 bản chụp)
  4. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan ( 01 bản chính )
  5. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) (01 bản chính)
  6. Tờ khai trị giá ( Theo mẫu)
  7. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá ( 01 bản chụp )
  8. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( 01 bản chính )


III. CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI NHẬP KHẨU

Bao gồm:

+ Thuế nhập khẩu

+ Thuế GTGT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.