I. CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG
Rượu không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tuy nhiên rượu là thức uống có cồn nên khi nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu (điều 30, mục số 5), rượu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, quy trình kỹ thuật trước khi thông quan và doanh nghiệp muốn nhập khẩu rượu phải xin giấy phép phân phối.
Bộ công thương là cơ quan quản lý và cấp giấy phép cho rượu nhập khẩu. Thời gian cấp phép là 25-30 ngày làm việc. Hiệu lực giấy phép là 5 năm.
Mặt khác, rượu nhập khẩu phải được dán tem, ghi nhãn hàng hóa theo quy định. Đồng thời, rượu chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế.
II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
- Bước 1: Doanh nghiệp lấy mẫu đi test và tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu.
Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đăng ký kinh doanh.
+ Bản tự công bố sản phẩm
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
- Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu và phân phối rượu
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc hồ sơ trực tuyến đến bộ phận một cửa của Bộ Công thương và nhận Giấy biên nhận thời hạn trả kết quả;
Hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu;
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
(3) Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán rượu lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định;
(4) Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh;
(5) Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
(6) Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
+ Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
(7) Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
- Bước 3: Làm thủ tục Hải Quan
Để thông quan rượu, doanh nghiệp cần cung cấp những chứng từ sau:
+ Tờ khai hải quan
+ Giấy phép nhập khẩu
+ Hóa đơn thương mại + Packing List
+ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có
+ Bill of Lading
+ Chứng thư đạt yêu cầu về thực phẩm nhập khẩu
+ COA ( Certificate of Analysis): giấy chứng nhận phân tích thành phần, hàm lương do nhà sản xuất cung cấp
+ Bản công bố sản phẩm
III. QUY ĐỊNH NHÃN MÁC
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Nội dung bắt buộc có trên nhãn của Rượu?
a) Định lượng;
b) Hàm lượng etanol;
c) Hạn sử dụng (nếu có);
d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);
e) Mã nhận diện lô (nếu có).
Nội dung bắt buộc phải có trên nhãn rượu:
a) Định lượng
b) Hàm lượng Ethanol
c) Hạn sử dụng (nếu có)
d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang)
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có)
e) Mã nhận diện lô (nếu có)
IV. CÁC LOẠI THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG RƯỢU
a) Thuế nhập khẩu
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt
c) Thuế VAT